Thành Cổ Loa với chức năng là Kinh thành, Quân thành và Thị thành, nằm giữa vùng đồng bằng,
vị trí trung tâm của đất nước và đầu mối giao thông đường thủy, bộ, có dân cư đông đúc, kinh tế phát đạt.
Sự tồn tại của thành Cổ Loa cùng với những dấu ấn đậm nét về thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên,
là cơ sở và tiền đề cho sự phát triển các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể lớn lao trên vùng đất cố đô này.
Ảnh vệ tinh khu di tích Cổ Loa
Nguồn: Trung tâm thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ
Đền Thượng
Chùa Bảo Sơn
Đình Ngự Triều Di Quy
Am Mỵ Châu
Không gian diễn ra lễ hội Cổ Loa
Năm 1959, với việc phát hiện kho mũi tên đồng ở Cầu Vực đã mở đầu công cuộc nghiên cứu khảo cổ học sâu rộng,
quy mô ở Cổ Loa và vùng phụ cận. Qua nghiên cứu về tòa thành từ những năm 70 của thế kỷ trước cho đến những năm gần đây,
đặc biệt là giai đoạn 2007 - 2014 đã nhận diện và hiểu biết sâu sắc hơn về quy mô, tính chất, cấu trúc,
chức năng, kỹ thuật xây dựng của thành Cổ Loa.
Năm 1959, phát hiện kho mũi tên đồng tại Cầu Vực
Năm 1970, khai quật thành Ngoại ở xóm Mít
Năm 1982, phát hiện trống đồng Cổ Loa và các hiện vật đồng tại Mả Tre
Năm 2004 - 2007, khai quật góc tây nam thành Nội, phát hiện hệ thống lò đúc mũi tên, mũi lao đồng
Năm 2007 - 2008, khai quật thành hào thành Trung
Năm 2012, khai quật thành Ngoại
Năm 2014, khai quật Ụ hoả hồi và thành Nội
Khai quật khảo cổ học thành Nội năm 2005 – 2007
Khu vực phát hiện mang khuôn đúc mũi tên đồng Cổ Loa.
Nguồn: Lại Văn Tới
Mang khuôn đúc mũi lao hình cánh én - Bảo vật quốc gia
Nguồn: Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa
Mang khuôn đúc mũi tên đồng ba canh - Bảo vật quốc gia
Nguồn: Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa
Khai quật khảo cổ học thành, hào thành Trung năm 2007 – 2008
Toàn cảnh khai quật thành, hào thành Trung
Mặt bằng địa tầng hố khai quật thành Trung
Nguồn: Trịnh Hoàng Hiệp
Mặt cắt vách đông hào thành Trung
Nguồn: Trịnh Hoàng Hiệp
Khai quật khảo cổ học thành Ngoại năm 2012
Toàn cảnh khai quật thành Ngoại
Mặt cắt vách thành Ngoại nhìn từ phía Bắc
Nguồn: Trịnh Hoàng Hiệp
Khai quật khảo cổ học thành Nội và Ụ hoả hồi năm 2014
Toàn cảnh hố khai quật
Nguồn: Trịnh Hoàng Hiệp
Quy mô cấu trúc xây dựng thành Cổ Loa
Thành Cổ Loa có quy mô, cấu trúc lớn đồ sộ, với ba vòng khép kín, chu vi lên tới 16.000m.
Thành Nội hình chữ nhật, thành Trung và thành Ngoại là đường cong khép kín uốn lượn theo thế đất tự nhiên.
Tường thành phía ngoài thẳng đứng, mặt trong dốc thoải. Trên 3 vòng thành có các ụ đất nhô ra ngoài gọi là “Hỏa hồi”.
Sơ đồ thành Cổ Loa
Nguồn: Hồ sơ di tích Quốc gia đặc biệt - Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội
Quy mô cấu trúc xây dựng thành Cổ Loa
Các vòng thành đều có cửa, ở các cửa trên mặt thành có miếu thờ thần trấn giữ cửa.
Thành Nội có 01 cửa, thành Trung có 05 cửa, thành Ngoại có 04 cửa;
riêng thành Trung và thành Ngoại có một cửa chung: Trấn Nam Môn.
Miếu cửa Nam thành Trung và thành Ngoại
Nguồn: Nguyễn Văn Kự, 1988.
Quy mô cấu trúc xây dựng thành Cổ Loa
Miếu cửa Bắc
Nguồn: Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa
Quy mô cấu trúc xây dựng thành Cổ Loa
Cả ba vòng tường thành đều có hào bên ngoài. Sông Hoàng Giang ngoài việc cung cấp nước
và giao thông thuận tiện trên các tuyến hào, đảm bảo việc sinh hoạt và buôn bán của cư dân trong thành,
hệ thống hào nước quanh ba vòng thành đã biến Cổ Loa thành một thành trì quân sự vững chắc.
Hiện nay phần lớn hào nước đã bị san lấp, chỉ còn thấy một số đoạn rải rác.
Hồ/Ao trước điếm xóm Chùa, xóm Chợ - dấu vết của hào nước cổ
Nguồn: Hans-Peter Grumpe, năm 1991; Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa Cổ Loa
Quy mô cấu trúc xây dựng thành Cổ Loa
Sông Hoàng Giang nhìn về phía Đông Nam
Nguồn: Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa
Kỹ thuật đắp thành Cổ Loa
Khi đắp thành, An Dương Vương đã triệt để lợi dụng địa hình vùng này và đắp nối các đồi gò tự nhiên tạo tường thành,
đồng thời khơi thông các lạch nước, đầm lầy làm thành hào. Thành cao đến đâu, hào sâu đến đấy.
Mặt cắt vách Đông, khai quật Thành ngoại 2012
Người vẽ: Nguyễn Đăng Cường
Kỹ thuật đắp thành Cổ Loa
Mặt cắt vách Tây, khai quật Thành ngoại 2012
Người vẽ: Nguyễn Đăng Cường
Niên đại xây dựng thành Cổ Loa
Với nguồn tư liệu khảo cổ học và cổ sử hiện nay, thành Cổ Loa được đánh giá là tòa
thành đất có niên đại sớm nhất và quy mô lớn nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á, do An Dương Vương
đắp vào thế kỷ III-II TCN và tiếp tục được bồi đắp vào các giai đoạn sau.
Góc Tây Nam thành Nội
Nguồn: Hans-Peter Grumpe, năm 1991.
Niên đại xây dựng thành Cổ Loa
Dấu tích thành Cổ Loa năm 1988
Nguồn: Nguyễn Văn Kự
Niên đại xây dựng thành Cổ Loa
Lối vào làng Cổ Loa xưa
Nguồn sưu tầm, năm 1913