Lễ hội Cổ Loa hàm chứa giá trị tri thức dân gian độc đáo. Các nghi thức tế lễ, rước, tập tục, các trò chơi, trò diễn, ẩm thực là kho tàng văn hóa phi vật thể của người dân Bát xã Loa Thành từ xưa đến nay.
Lễ hội Cổ Loa còn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, phô diễn những tài năng sáng tạo nghệ thuật, tái hiện lại những thời khắc lịch sử hào hùng của mảnh đất đã hai lần là kinh đô của đất nước và là nơi cư trú của người Việt cổ từ rất sớm.
Trải qua thời gian và sự biến động của lịch sử, lễ hội Cổ Loa vẫn tồn tại bền bỉ với các phong tục tập quán, nếp sinh hoạt riêng của mình đã trở thành lá chắn để chống lại sự đồng hóa từ bên ngoài, bảo tồn bản sắc văn hóa vùng cố đô xưa.
SƠ ĐỒ DIỄN TRÌNH LỄ HỘI CỔ LOA
Công việc chuẩn bị
- Bầu Quan đám (đầu tháng Chạp)
+ Lễ khất keo (đầu tháng Chạp)
+ Lễ nhập tịch (14 tháng Chạp)
+ Lễ vinh quy bái tổ (20 tháng Giêng)
- Họp Hội đồng Bát xã (đầu tháng Chạp)
- Bao sái (13 tháng Chạp)
- Lễ rước mã (lễ Gia quan) (18 tháng Chạp)
- Lễ phong Mã (đêm 30 tháng Chạp)
- Tập tế lễ (tháng Chạp)
- Lễ đọc Mục lục (Văn tế) (đêm 30 tháng Chạp)
- Tế cáo vào hội (mùng 5 tháng Chạp)
SƠ ĐỒ DIỄN TRÌNH LỄ HỘI CỔ LOA
Ngày chính hội mùng 6 tháng Giêng
- Anh cả Quậy rước lễ và Bát xã rước kiệu về đền thờ vua An Dương Vương
- Khai mạc lễ hội
- Anh cả Quậy đọc lời chúc mừng, làm lễ và đọc lời mật khẩn
- Tế Hội đồng
- Lễ thập bái
- Nghi thức rước kiệu Bát xã (Nghênh rước kiệu)
- Phần hội (các trò chơi, trò diễn, hội chợ ẩm thực)
- Lễ nhập cung (tối mùng 6 tháng Giêng)
- Lễ túc trực (mùng 7 đến 18 tháng Giêng)
- Lễ tiên đế đăng quang (mùng 9 tháng Giêng)
SƠ ĐỒ DIỄN TRÌNH LỄ HỘI CỔ LOA
Hội làng trong Bát xã Loa Thành
- Lễ hội làng Văn Thượng (Mùng 8 tháng Giêng)
- Lễ hội làng Ngoại Sát (Mùng 9 tháng Giêng)
- Lễ hội làng Đài Bi (Mùng 9 tháng Giêng)
- Lễ hội làng Mạch Tràng (Mùng 10 tháng Giêng)
- Lễ hội làng Cầu Cả (11 tháng Giêng)
- Lễ hội làng Sằn Giã (13 tháng Giêng)
- Lễ hội làng Thư Cưu (16 tháng Giêng)
Dân làng rước Quan đám và gánh lễ lên đền làm lễ nhập tịch
Bầu Quan đám (Thủ từ) được thực hiện trong những ngày đầu tháng Chạp, người được chọn phải có kinh tế khá giả, gia đình song toàn, không mắc tang trở, có đạo đức, không bị dị tật và không mắc tệ nạn xã hội.
Vào ngày 14 tháng Chạp, Quan đám làm lễ nhập tịch. Đến ngày 20 tháng Giêng được trở về nhà 1 ngày từ sáng đến chiều để báo cáo tổ tiên, dòng họ, tục gọi là “lễ vinh quy bái tổ”.
Dân làng rước Quan đám và gánh lễ lên đền làm lễ nhập tịch
Quan đám làm lễ nhập tịch
Các cụ quan đám qua các thời kỳ
Họp tiểu ban tế, lễ rước và chấp tác
Hội đồng bát xã họp vào đầu tháng Chạp, sau khi bầu Quan đám xong để phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tiểu ban trên cơ sở các quy định chặt chẽ trong hương ước của làng Cổ Loa.
Họp tiểu ban tế, lễ rước và chấp tác
Hình ảnh rước kiệu của Bát xã vào đền Thượng
Sáng mùng 6 tháng Giêng, Bát xã rước kiệu về làng Cổ Loa theo hai phía. Phía tây (bên phải đền Thượng) tập trung tại thành Ngoại gồm các làng: Mạch Tràng, Sằn Giã, Đài Bi, Cầu Cả. Phía đông (bên trái đền Thượng) tập trung tại chợ Sa, gồm làng Văn Thượng - Ngoại Sát - Thư Cưu.
Khi trống lệnh nổi lên, 2 đoàn rước cùng tiến vào đền Thượng đến đầu hồ phía tây thì hai đoàn nhập vào làm một. Đoàn rước tiến vào sân Rồng Thượng theo số thứ tự hạ kiệu như sau: Bên Đông: Văn Thượng, Sằn Giã, Đài Bi, Thư Cưu. Bên Tây: Cổ Loa, Mạch Tràng, Ngoại Sát, Cầu Cả.
Kiệu của Bát xã tại sân Rồng Thượng
Đoàn lễ của Anh cả Quậy
Theo truyền tụng, nhân dân làng Quậy là người dân gốc Cổ Loa, xưa đã phải di rời xuống vùng đất Hà Vĩ ( nay thuộc xã Liên Hà) để vua Thục xây thành. Nhân dân bát xã tôn làm “anh cả Quậy” mời đến dự lễ hội và được làm lễ đọc Mật khẩn hàng năm.
Anh cả Quậy làm lễ đọc mật khẩn
Lãnh đạo thành phố Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, UBND huyện Đông Anh, nhân dân và du khách dâng hương tưởng niệm
Quan viên tế
Tế Hội đồng là nghi thức triều đình trang trọng, linh thiêng trong lễ hội Cổ Loa. Trước hương án, có bốn chiếu, thứ tự như sau:
Thứ nhất là chiếu thần vị. Thứ hai là chiếu chủ tế thủ tộ, là nơi chủ tế lên hưởng lộc thần thánh ban cho. Thứ ba là chiếu chủ tế. Thứ tư là chiếu bồi tế. Các vị chủ tế chỉ được đặt chân lên khi làm lễ.
Tế, lễ có chủ tế và 25 quan viên. Chủ tế có nhiệm vụ mệnh bái mang trọng trách lễ thần. Đông xướng, Tây xướng đứng đối nhau bên hương án có nhiệm vụ xướng nghi thức lễ. Buổi tế diễn ra qua 67 lần xướng.
Trong 12 ngày lễ hội, tế tại đình Ngự Triều Di Quy, nơi Thánh ngự dự hội: mỗi ngày có hai buổi tế (sáng và chiều), tổng cộng có 24 buổi tế.
Nghi thức Chấp sự giả các tư kỳ sự (Người nào việc gì phải chăm chú để giữ gìn việc ấy)
Nghi thức Quán tẩy (Người chủ tế rửa tay)
Nghi thức Quỵ (Mọi người quỳ xuống)
Nghi thức Phủng hương (Một người dâng một lư hương mang đến trước mặt chủ tế)
Nghi thức Hành sơ hiến lễ (Dâng rượu)
Lễ thập bái do đội lễ nữ thực hiện
Lễ Thập bái còn gọi là lễ “Ngũ phúc chúc thọ - Ngũ phúc chúc thành” gọi tắt là Lễ nghênh và Lễ tất. 5 lễ đầu “Ngũ phúc chúc thọ”; 5 lễ sau là “Ngũ phúc chúc thành”. Quy định là lễ quỳ, lễ Phật.
Rước kiệu Bát xã
Sau lễ Tế Hội đồng là nghi thức rước kiệu Bát xã, kiệu làng Cổ Loa dẫn đầu, sau đó lần lượt đến rước kiệu của các làng Văn Thượng, Mạch Tràng, Sằn Giã, Ngoại Sát, Đài Bi, Cầu Cả, Thư Cưu. Đoàn rước từ sân Rồng Thượng xuống sân Rồng Hạ, ra cửa đền, quanh hồ giếng Ngọc đến ngã tư thì đoàn rước của làng Cổ Loa rước thẳng vào đình Ngự Triều Di Quy. Các làng còn lại đi về đình của mỗi làng, tiếp tục tổ chức hội làng thời gian bắt đầu từ Mùng 8 đến 16 tháng Giêng.
Bắn nỏ
Hội có nhiều trò chơi, trò diễn dân gian phong phú, độc đáo diễn ra ở sân trước đình và xung quanh nơi thờ tự được dân chúng mong chờ nhất.
Dưới các triều đại xưa, trang phục không chỉ mang tính thẩm mỹ, mà còn thể hiện uy quyền của vua chúa, quan lại. Ngày nay đối với lễ hội truyền thống nói chung và lễ hội Cổ Loa nói riêng, mỗi bộ trang phục của các quan viên tế là một tác phẩm nghệ thuật, với sự kết hợp cầu kỳ, nhuần nhuyễn từng đường kim may, nét chỉ thêu. Các bộ trang phục tuy phong phú, đa dạng nhưng có sự thống nhất về kiểu cách, mầu sắc, phục sức đi kèm…
- Chủ tế trang phục màu vàng, hia màu đỏ, đai màu vàng.
- Đông xướng trang phục màu xanh, hia màu xanh, đai màu xanh.
- Tây xướng trang phục màu xanh, hia màu xanh, đai màu xanh.
- Bồi bái trang phục màu vàng, hia màu xanh, đai màu vàng.
- Đọc chúc trang phục màu đỏ, hia màu đỏ, đai màu đỏ...
Vai trò của âm nhạc trong lễ hội rất quan trọng. Đám rước kiệu phải có phường nhạc đi cùng mới long trọng, rộn ràng và lôi cuốn mọi người đi theo.
Đó là nhạc bát âm với nhạc cụ như trống, chiêng, kèn, nhị, đàn, phách. Trong tế lễ, vai trò của nhạc hội rất rõ rệt. Trống cái, trống con, thanh la, sinh tiền được phát huy hết tác dụng sau mỗi chầu tế.
Nhạc tế không chỉ đơn thuần mua vui, mà còn phụ họa cho vị tế chủ khi cần thiết trong lúc hành lễ theo quy ước thống nhất. Hát cửa đình, tuồng, chèo lại càng cần đến âm nhạc.
Xôi oản lá mít
Trước đây việc sửa lễ ngày mùng 6 tháng Giêng gồm 1 con lợn, 2 cỗ xôi, 1 vò rượu, 1 buồng cau (30 quả), hoa quả, cam.
Từ ngày mùng 6 đến ngày 18 tháng Giêng các thôn dâng lễ hàng ngày tại đền, đình, am gồm bánh chay, bánh dày, cam, hoa quả.
Tối mùng 6 tháng Giêng, lễ nhập cung, lễ gồm có xôi, rượu, hoa quả, dầu nước.
Mùng 9 lễ tiên đế đăng quang, lễ gồm có lợn (hoặc tam sinh tùy nghi), 6 cỗ xôi, rượu 5 bình, cau 100 quả, chè, hoa quả.
Lễ hội Cổ Loa ngày nay đa phần là bỏng Chủ, chè kho, gà, xôi trắng, oản xôi trắng, các loại quả trong đó chủ yếu là cam sành, hoa cúng là hoa huệ, hồng, cúc.